Nuôi gà rừng tại nhà là sở thích của rất nhiều bạn, giống này tuy khó chăm sóc nhưng mang lại giá trị kinh tế rất cao. Chúng ta cần nắm được một số kinh nghiệm để giúp chú nhà nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và phát triển khoẻ mạnh. Mời bạn tham khảo một vài gợi ý dưới đây để sở hữu đàn gà khoẻ, đẹp nhé!
Đặc điểm bạn cần biết của giống gà rừng
So với giống gà nhà, gà rừng được nhiều người yêu thích hơn, bởi vì chúng sở hữu ngoại hình đẹp, oai phong. Một chú gà nặng khoảng 1 – 1.5kg và đôi cánh dài hơn so với các giống khác.
Cụ thể, gà trống mang bộ lông đỏ đậm, phần ngực và đuôi điểm xuyết màu đen. Trong khi đó, kích thước của gà mái sẽ nhỏ hơn chút, bộ lông thường là màu xám. Đôi mắt của giống này sở hữu điểm đặc trưng, chúng có màu vàng cam hoặc nâu. Khi quan sát kỹ, bạn dễ dàng phân biệt gà rừng với gà nhà.

Nhìn chung, giống gà rừng quen sống ở nương rẫy thoải mái và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi về môi trường sống. Chúng ta chú ý không nuôi nhốt chúng trong lồng, tạo cảm giác gò bó cho loại vật nuôi hoang dã này.
Đặc biệt, vào giai đoạn giao mùa, gà rừng có thể mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp. Các bạn nên theo dõi sát sao sức khoẻ của vật nuôi trong thời gian này nhé!
Là loài vật hoang dã nên giống gà này rất cảnh giác với con người, chúng hay né tránh khi có người tới gần. Muốn nuôi gà rừng tại nhà thành công, bạn nên kiên nhẫn và dành thời gian gần gũi với chúng nhiều hơn. Cách đơn giản nhất đó là cho chú gà ăn vào buổi sáng, chiều hàng ngày.
Nên chọn gà rừng với đặc điểm nào?
Nếu có ý định nuôi gà rừng tại nhà, chúng ta nên lựa chọn thật kỹ những chú gà sở hữu ngoại hình đẹp, khả năng thích nghi tốt. Theo thánh gà, các tiêu chí bạn cần quan tâm là: đặc điểm ngoại hình và thể lực.
- Về ngoại hình, các bạn ưu tiên chọn gà rừng sở hữu bộ lông mềm mượt, nguồn giống tốt và không có dấu hiệu dị tật.
- Về thể lực, chúng ta nên lựa chọn kỹ con gà có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi gà rừng tại nhà hiệu quả
Thực tế, nuôi gà rừng tại nhà không hề dễ dàng, bởi vì có sự thay đổi về môi trường sống nên người chăm cần tìm hiểu thật kỹ. 3 yếu tố đáng quan tâm phải kể đến là: điều kiện chuồng trại, thức ăn dành cho gà rừng và kỹ thuật chăm sóc…

Điều kiện chuồng trại khi nuôi gà rừng tại nhà
Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình, bạn có thể lựa chọn nuôi nhốt hoặc nuôi thả. Tuy nhiên, chúng ta nên ưu tiên hình thức nuôi thả, hình thức này phù hợp với những chú gà rừng quen sống trong điều kiện hoang dã và thoải mái.
- Với nuôi nhốt, gia chủ nên chọn vị trí làm chuồng là nơi cao ráo, thoáng mát, nền sạch sẽ. Kích thước chuồng sẽ thay đổi phụ thuộc vào lượng gà mà bạn dự kiến chăm sóc. Lưu ý, quanh chuồng trại nên có cây cối để tạo bóng mát nhé!
- Với hình thức nuôi thả, gia chủ nên giành khoảng 1 – 2 tháng thuần hoá, hạn chế nuôi thả với những chú gà chưa trải qua huấn luyện. Ưu điểm khi nuôi thả là thịt gà chắc và ngon, đồng thời chúng khá đẹp mã… Các bạn không nên nuôi chung với các loại gia súc khác nhé!
Đặc điểm thức ăn dành cho gà rừng
Khi nuôi gà rừng tại nhà, chúng ta có thể nguồn thức ăn cho vật nuôi khá đa dạng, từ côn trùng cho tới các loại ngũ cốc… Trong đó, gà rừng chăm sóc theo hình thức nuôi thả có thể ăn gạo tấm trộn lẫn với rau xanh băm nhỏ. Đặc biệt, các bạn có thể trộn thêm mồi tuổi để cải thiện sức đề kháng cho gia súc.
Gia chủ chỉ cần chú ý lựa chọn thức ăn đảm bảo còn hạn sử dụng, tránh dùng các loại thực phẩm đã hỏng hoặc ẩm mốc. Chúng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của gà rừng. Ở giai đoạn gia súc sinh sản, chúng ta nên bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để vật nuôi phát triển tốt, có sức khoẻ và thể lực ổn định.
Kỹ năng nuôi gà rừng tại nhà

Theo kinh nghiệm của người nuôi gà rừng tại nhà lâu năm, khi mới bắt đầu, bạn cần dành nhiều thời gian để làm quen, gần gũi với vật nuôi. Ngoài ra, các bạn lưu ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đồng thời độn trấu từ 10 – 15cm nhé!
Gà rừng cần được sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ. Vào những ngày mùa đông, chúng ta cần chuẩn bị thêm đèn sưởi để duy trì nhiệt độ, giúp chú gà cảm thấy dễ chịu nhất.
Ngoài ra, các bạn đừng quên tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ để chú gà phát triển khoẻ mạnh, hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm nhé! Để không bỏ lỡ những thông báo cần thiết cho gà chọi, thì hãy thường xuyên cập nhật tại kênh tin tức chọi gà của chúng tôi.
Lời kết
Chắc hẳn những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn ít nhất trong việc nuôi gà rừng tại nhà. Chúng ta nên dành thời gian nghiên cứu kỹ đặc điểm của gia súc để có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp đàn gà phát triển khoẻ mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nuôi gà đá làm giàu của bạn.